Cờ Tướng là một bộ môn đấu trí dân gian được đông đảo người dân Việt và Trung Hoa yêu thích, đặc biệt là các cao niên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về trò chơi thú vị này. Đặc biệt là việc nhớ các quân cờ Tướng bởi trên mặt là những chữ Hán. Bài viết dưới đây Tj77 net sẽ giới thiệu đến các bạn những quân cờ Tướng và cách nhớ nhanh nhất cho người mới bắt đầu.
Table of Contents
Ký hiệu và tên các quân cờ Tướng
Bạn đã từng chơi hay xem qua các quân cờ Tướng hay chưa? Tên các quân cờ Tướng ra sao và có ký hiệu như thế nào? Bạn cần nắm rõ điều đó trước khi học cách chơi cờ Tướng để phân biệt được chúng. Dưới đây là giải mã chi tiết về tên các quân cờ Tướng.
Điều đặc biệt của Tướng thủ lĩnh
Tướng hay còn được gọi là Soái lĩnh. Đây chính là quân cờ quan trọng nhất và quyết định sự thành bại của trận chiến. Nó được bảo vệ chặt chẽ trong Cung cấm bởi Sĩ và Tượng canh gác hai bên. Quân cờ này chỉ được đi từng bước một (ngang hay dọc) trong một phạm vi cung nhất định. Do đó, Soái thủ lĩnh có khả năng chiến đấu yếu nhất. Tuy nhiên, khi tàn cuộc thì chiêu thức “lộ mặt tướng” lại có sức mạnh ghê gớm và ngang với Xe.
Quân Sĩ trong cờ Tướng như thế nào?
Sĩ được xem là hộ vệ thân cận nhất của Tướng và sẵn sàng hộ giá bất cứ lúc nào. Đây là quân cờ được xem là yếu đuối nhất trong trận chiến bởi vì nó chỉ có thể di chuyển từng bước một và đi theo đường chéo trong Cửu Cung. Tuy nhiên, nó lại là điểm mấu chốt trong việc chốt hạ Tướng lĩnh. Nhiều người chấp nhận hy sinh Pháo hay Mã để đánh què Sĩ. Sau đó, tạo thế kìm kẹp tổng tiến công và kết thúc ván cờ.
Cách chơi : Cách chơi cờ tướng chi tiết nhất cho người mới bắt đầu.
Con Tượng trên bàn cờ Tướng
Tượng là con cờ đứng ngay cạnh Sĩ và lãnh trách nhiệm bảo vệ Tướng từ xa. Bộ đôi này tạo thành lá chắn hoàn hảo và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ thủ lĩnh của mình. Đối phương sẽ khó chiếu Tướng nếu cặp này còn sống.
Khám phá ngay Chiến thuật cờ tướng đỉnh cao mà bạn không thể bỏ qua.
Quân này có thể di chuyển tới 7 điểm trên bàn cờ. Cụ thể là đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Do đó, nó có thể tấn công kẻ thù từ xa trước khi xảy ra nguy hiểm. Trong trường hợp có một quân nào đó đứng giữa 2 đường chéo di chuyển của Tượng thì nó chỉ còn nước chờ chết. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho người chơi khi đối thủ dùng Pháo chiến.
Quân Mã trên bàn cờ
Chúng ta đều biết rằng cờ Tướng ra đời dựa trên việc mô phỏng các trận chiến từ ngày xưa. Do đó, các quân cờ Tướng trên bàn cờ đều đại diện cho một loại quân trên chiến trường và quân Mã cũng không ngoại lệ. Quân Mã được xây dựng trên hình tượng của kỵ binh. Đây là một trong những quân chủ lực mạnh nhất trong chiến tranh cổ đại. Cùng tìm hiểu về hình tượng kỵ binh của quân mã trong cờ Tướng ngay sau đây.
Kỵ binh là gì?
Kỵ binh dùng để chỉ những người lính sử dụng ngựa để di chuyển trên chiến trường. Tuy nhiên trong thời gian đầu kỵ binh chỉ được dùng ngựa để đi lại. Khi lâm trận vẫn phải bỏ ngựa và chiến đấu như bộ binh bình thường. Phải mất một thời gian khá lâu, kỵ binh mới có thể di chuyển và chiến đấu hoàn toàn trên lưng ngựa.
Kỵ binh là lực lượng quân sĩ có thể đảm nhận được nhiều vai trò và vị trí khác nhau. Từ tấn công, bảo vệ hậu phương để rút lui, do thám chiến trường cho đến hộ tống các chính trị gia quan trọng. Đây chính là nguồn gốc để xây dựng nên quân Mã trong cờ tướng.
Các loại kỵ binh và lịch sử hình thành
Theo những nghiên cứu thì các bức phù điêu về kỵ binh được tìm thấy ở Babylon, Celtic và khu vực Tây Á. Kỵ binh được ra đời và bắt đầu sử dụng vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Trung Hoa và Hy Lạp là hai quốc gia đã xây dựng được lực lượng kỵ binh chính quy đầu tiên trên thế giới.
Trong thời cổ đại, kỵ binh được chia làm hai loại:
1. Trọng kỵ binh: Những loại áo giáp dày và nặng được trang bị cho cả người và ngựa như chùy, giáo, trường thương… giúp cho kỵ bịnh có thể phòng ngự và tấn công tốt nhất.
2. Kỵ binh thường: Những người này chỉ được trang bị một số loại vũ khí nhẹ như kiếm, cung, nỏ hoặc gươm và khiên.
Xem thêm : Thuận pháo trong Cờ Tướng khai cuộc
Những lực lượng kỵ binh nổi tiếng
Trong lịch sử nhân loại có những lực lượng kỵ binh nổi tiếng sau:
- Kỵ binh Hetairoi của đế chế Macedonia
- Kỵ binh Ả Rập
- Kỵ binh Norman hay hiệp sĩ dòng đền Templar, Teutonic
- Kỵ binh Ottoman
- Kỵ binh Hung Nô
- Kỵ binh Mông Cổ
- Kỵ binh Balan
- Kỵ binh Cataphract
- Kỵ binh Cossack
- Kỵ binh Pháp thời Napoleon
Số lượng của quân Mã trên bàn cờ Tướng
Quân Mã trong cờ Tướng có 2 quân thuộc về 2 người chơi. Chỉ cần ăn được Mã của đối phương khả năng giành chiến thắng của bạn sẽ được nâng lên.
Tạo hình của quân Mã trên bàn cờ Tướng
Con Mã trong cờ Tướng được kí hiệu bằng màu đỏ và đen để phân biệt được Mã của mình và đối phương. Chữ và biểu tượng Mã được in rõ nét trên quân cờ.
Vị trí của quân Mã trên bàn cờ
Muốn sử dụng tốt quân Mã bạn phải biết cách sắp xếp Mã ở vị trí tốt nhất. Theo những người chơi nhiều kinh nghiệm thì nên đặt Mã ở trung trâm bàn cờ để Mã có thể di chuyển theo tám hướng khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao quân Mã còn được mệnh danh là “Bát Diệu Uy Phong”.
Nếu quân Mã bị ép ra biên thì sức mạnh sẽ bị giảm xuống một nửa và chỉ có thể di chuyển theo bốn hướng. Nếu bị ép vào góc thì quân Mã chỉ có thể di chuyển theo hai hướng.
Cách di chuyển của quân Mã trên bàn cờ Tướng
Quân Mã trong cờ Tướng đi như thế nào là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu chơi thường thắc mắc nhất. Cách xuất quân cờ Tướng của Mã là độc và lạ nhất. Quân Mã không đi thẳng như Xe, Pháo hoặc chéo như Sĩ Tượng mà đi theo hình chữ nhật 2×1. Trong khai cuộc, Mã kém hơn Pháo do bị cản nhiều. Trong tàn cuộc thì Mã lại trở nên mạnh hơn Pháo.
Cách đi của quân Mã trong cờ Tướng thoải mái hơn các quân cờ khác nên quân Mã trở thành mối nguy hiểm và gây mất cân bằng lớn trong trận đấu. Trên chiến trường khi kỵ binh bị cản tướng sĩ sẽ không thể di chuyển và đánh trận được. Trên bàn cờ cũng vậy, bạn không được phép để Mã của mình bị cản.
Cách ngăn chặn quân Mã di chuyển trên bàn cờ Tướng
Áp dụng luật cản Mã cờ Tướng, ta có 4 cách ngăn chặn quân Mã như sau:
Mã chữ khẩu: là cách kết hợp Mã với Xe để tạo hình chữ khẩu. Mã và Xe sẽ cùng di chuyển song song để hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau trong phòng thủ và tấn công.
Mã chữ điền: người chơi đưa Mã nhập cung đối phương đồng thời kết hợp Pháo và để chiếu bí đối phương.
Song Mã ẩm tuyền – 2 ngựa uống chung một suối: người chơi sử dụng 2 quân Mã để cùng tấn công đem lại thế công trực diện, nhanh chóng và chớp nhoáng.
Tiền Mã hậu Pháo – Mã trước Pháo sau: Sử dụng Mã đi tiên phong làm ngòi cho Pháo phía sau để tấn công. Cách này giúp tạo ra chiếu rút để làm tiêu hao sinh lực của phía đối phương.
Đặc điểm của quân Xe
Trong cờ Tướng, mỗi một quân cờ đều có một thế mạnh tiềm ẩn. Không có quân cờ nào hoàn toàn yếu, cũng không có quân cờ nào hoàn toàn mạnh. Đặc biệt, nếu quân Xe kết hợp với các quân cờ khác như Xe – Pháo – Mã thì đây sẽ là bộ ba có công rất mạnh. Nhưng nếu công mạnh mà thủ yếu thì cơ hội thắng cũng rất mong manh. Bởi vậy mà Tượng và Sĩ được sinh ra để làm thủ.
Số lượng của quân Xe trên bàn cờ Tướng
Cờ Tướng là một trò chơi được nhiều người yêu thích, nhất là những người lớn tuổi. Cờ Tướng có tính chiến thuật cao, đòi hỏi người chơi phải biết phối hợp các quân cờ mạnh yếu khác nhau nhằm mục đích giành chiến thắng. Trong số những quân cờ, con Xe luôn là lực lượng quân chủ, là cánh tay phải của Tướng.
Xe có sức mạnh vượt trội, có thể di chuyển một cách linh hoạt nên rất có lợi trong cả tấn công lẫn phòng thủ. Có thể nói rằng, trên mặt trận công, không ai mạnh bằng quân Xe trong cờ Tướng. Còn trong mặt trận thủ, hiếm có quân cờ nào cơ động bằng Xe. Mỗi phe sẽ có 2 quân Xe để ra trận.
Cách di chuyển của con Xe cờ Tướng trên bàn cờ
Con Xe trong cờ Tướng có cách di chuyển giống với con Xe trong cờ Vua. Quân Xe sẽ ăn quân theo trục dọc và ngang. Cách ra quân cờ Tướng bằng quân Xe xuất phát từ góc ngoài cùng của bàn cờ. Trong bộ môn cờ Tướng, quân Xe có sức công mạnh mẽ nhất. Nếu biết cách sử dụng Xe đúng chiến thuật, người chơi có thể truy đuổi quân của đối phương. Dồn chúng vào đường cùng hoặc kìm hãm sức mạnh của chúng. Quân Xe không có giới hạn số bước đi, miễn là bước đi không có vật chắn ở giữa, xe có thể đi ngang, dọc bao nhiêu ô tùy ý.
Tạo hình của con Xe cờ Tướng
Nhìn vào cách di chuyển của quân Xe ta nhận thấy hình tượng của một tướng soái, một đấng nam nhi ẩn chứa đằng sau đó. Sự ăn quân của quân Xe có ý nghĩa ẩn dụ với thực tế trong cuộc sống: ”Không đánh lén, không thừa nước đục thả câu”. Trong cờ Tướng, các con khác có thể ăn quân tùy ý nhưng ngoại trừ Xe thì không được ăn phía sau. Như vậy con Xe trong cờ Tướng là biểu tượng cho sự chính trực, ngay thẳng và không bao giờ đâm sau lưng người khác.
Cũng như các quân cờ còn lại trong cờ Tướng, con xe cờ tướng có hình tròn, viền đỏ hoặc xanh bao quanh. Ở giữa quân cờ có biểu tượng của quân Xe (hai bên có hai biểu tượng xe khác nhau).
Vị trí của quân xe trong bàn cờ
Cũng giống như quân Xe trong cờ Vua, quân Xe trong cờ Tướng có vị trí nằm ở hai góc ngoài cùng của bàn cờ.
Thế cờ phế Xe trong cờ Tướng khí Mã hãm Xa
Chuyện xưa kể lại rằng, Chung Chân sinh năm 1889, ông là người Mông Cương động. Chung Chân cực kỳ nổi tiếng đối với những người yêu cờ Tướng từ khi ông còn rất trẻ.
Thời kỳ đầu, với tài năng đánh cờ xuất chúng, ông được gọi là kỳ tiên Chung Chân. Thời niên thiếu, Chung Chân được sư phụ của mình là Phùng Kính Như chỉ điểm. Do đó, tài năng và khả năng đánh cờ của ông ngày càng tỏa sáng.
Khi khả năng chơi cờ của ông đã bắt đầu chín muồi, Chung Chân bắt đầu khiêu chiến với các cao thủ Phiến Xướng. Thế nhưng ông lại thất bại với tỷ số 0-3, ông không cam tâm và tiếp tục chăm chỉ tập luyện.
Sự chăm chỉ cũng đến ngày hái trái ngọt. Khi đã chuẩn bị kỹ càng, ông tái chiến với Đường Xương. Trong trận, đối thủ của ông đi trước với thế khai cuộc Pháo đầu, ông liền đáp lại khai cuộc bình phong Mã. Thế nhưng đến nước cờ thứ 13, Chung Chân bỗng dưng bỏ Mã hãm Xe. Thế cờ này khiến Xe của đối thủ bị kẹt rồi yếu thế và phải đầu hàng. Nhờ nước cờ độc lạ này, tên tuổi của Chung Chân nổi như cồn. Lúc này ông mới 19 tuổi.
>>>>> Để hiểu rõ thêm về khí Mã hãm Xa, bạn đọc có thể tham khảo video dưới đây:
Con Xe cờ Tướng trong thế cờ Cẩm lý tàn châm
Cẩm lý tàn châm là một ván cờ kinh điển của thiên tài cờ tướng Lý Lai Quần (năm đó ông 17 tuổi). Ván cờ kinh điển này diễn ra giữa Lý Lai Quần và cờ thủ Tưởng Chí Lương.
>>>> Cùng tham khảo Cẩm lý tàn châm ngay video dưới đây:
Quân Pháo trong cờ Tướng có gì nổi bật?
Trong trò chơi cờ Tướng, người chơi phải huy động toàn bộ khả năng của mình để chiến thắng bằng sự hỗ trợ của các quân cờ mạnh. Trong đó, Pháo là một quân cờ có cách đi đầy hiểm hóc và mạo hiểm. Quân pháo cờ Tướng là đặc biệt nhất bởi vì được người Trung Quốc bổ sung sau cùng vào thời nhà Đường (khoảng năm 618).
Số lượng của quân Pháo trên bàn cờ Tướng
Theo các nhà nghiên cứu, cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo và nó được bổ sung từ thời nhà Đường. Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng vì tới thời đó. Trên bàn cờ Tướng, mỗi bên sẽ có 2 quân Pháo nằm độc lập và thẳng hàng với nhau.
Tạo hình của con Pháo trên bàn cờ Tướng
Pháo là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng. Tạo hình của quân cờ này dựa trên những chiếc pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là máy bắn đá.
Do đặc điểm phải có ngòi khi tấn công, chính vì vậy trong trò chơi này, Pháo thường dùng Tốt châm ngòi khi khai cuộc (Pháo đầu) hoặc Sĩ, Tượng để làm ngòi để chiếu hết đối phương. Pháo có thể đi rộng khắp bàn cờ qua mỗi lần di chuyển.
Vị trí của quân Pháo trong bàn cờ Tướng
Là quân cờ mới được thêm vào bàn cờ, chính vì vậy, Pháo có vai trò vô cùng đặc biệt và giúp trò chơi cờ Tướng trở bên hấp dẫn hơn. Trên bàn cờ, 2 Pháo nằm độc lập ở hàng thứ 3.
Cách sử dụng quân Pháo trong cờ Tướng
Trong cờ Tướng, quân Pháo có cách đi giống quân Xe đó là đi ngang và dọc. Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy cóc qua đúng 1 quân nào đó.
Pháo nên đánh tầm xa tuy nhiên không nên tấn công vội. Đặc biệt, không nên dùng Pháo đổi lấy Mã. Trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc, Pháo có thể uy hiếp Sĩ, Tượng đối phương và yểm trợ cho các quân khác tấn công. Nếu đối phương khuyết Tượng càng thuận lợi cho Pháo xuất quân và lúc này chớ nên đổi Pháo.
Ở giai đoạn cờ tàn, Pháo nên mau chóng lui về trận địa của mình và dùng Sĩ, Tượng làm ngòi, công thủ lưỡng lợi. Tục ngữ có câu: “Cờ tàn, Pháo về làng” là muốn khuyên người chơi thực hiện kiểu chơi trên.
Con Tốt trong ván đấu
Con Tốt trong cờ Tướng là quân cờ nhỏ bé, chúng thường là quân đỡ đạn cho các quân khác và không có nhiều sức mạnh. Thế nhưng chỉ cần biết cách phát huy thế mạnh của nó, chúng ta sẽ có thể làm chủ thế cờ một cách tốt nhất.
Số lượng của quân Tốt trên bàn cờ Tướng
Đối với bộ môn cờ Tướng, các quân cờ yếu và mạnh sẽ kết hợp với nhau để mang về chiến thắng. Vì thế khi chơi cờ Tướng, bạn càng bảo toàn được nhiều quân cờ, bạn càng có lợi thế lớn. Chúng ta không nên trọng mạnh khinh yếu, không nên xem thường bất cứ quân cờ nào.
Quân Tốt là quân có số lượng lớn nhất trên bàn cờ, cũng là quân cờ có sức mạnh thấp nhất. Thế nhưng bạn cần biết rằng, trong cờ Tướng không có quân nào thực sự yếu. Chỉ cần biết tận dụng thời thế, quân Tốt sẽ phát huy được sức mạnh của mình.
Quân Tốt trong cờ Tướng tượng trưng cho lực lượng bộ binh trong các cuộc chiến. Bởi vậy mà quân cờ này có số lượng đông đảo nhất (5 quân). Đơn vị nhỏ nhất của bộ binh là ngũ, người đứng đầu là ngũ trưởng. Có lẽ cũng vì vậy mà trong cờ Tướng có 5 con Tốt.
Tạo hình của con Tốt trên bàn cờ Tướng
Tốt là quân cờ có số lượng lớn nhất, thứ yếu nhất trên bàn cờ Tướng. Theo lịch sử Trung Hoa, tốt chính là lính,có nhiệm vụ bảo vệ biên thùy khỏi quân địch. Trên bàn cờ Tướng, quân Tốt đứng dàn thành hàng ngang, dọc theo ranh giới Hà để bảo vệ đất nước khỏi sự tấn công của kẻ thù.
Cũng giống như những quân cờ khác trên bàn cờ Tướng, quân Tốt cờ Tướng có hình tròn, ở giữa có biểu tượng của quân “Tốt”. Chữ Tốt trong cờ Tướng về sau trở thành biểu tượng cho những sự thay thế, hi sinh hay “tốt thí”.
Vị trí của quân Tốt trong bàn cờ Tướng
So với trò chơi gốc Saturanga, người Trung Quốc đã có một số sự thay đổi cơ bản trong cách sắp xếp các quân cờ. Cụ thể, những con Tốt – đại diện cho tầng lớp lính sẽ là người phải ra biên giới, trấn giữ biên cương. Vì vậy 5 quân Tốt này sẽ có vị trí dọc theo biên giới sông Hà, nằm cách đều nhau. Cũng vì thế mà so với cờ Vua, trận chiến trong cờ Tướng đã được đẩy lên cao hơn.
Quân Tốt ban đầu có sức mạnh yếu hơn so với các quân khác (1 điểm), tuy nhiên khi Tốt qua sông thì hoàn toàn khác. Sức mạnh của Tốt được tăng lên khi nó có thể dịch chuyển theo chiều ngang. Vì vậy, nếu có từ 2 đến 3 con Tốt có thể qua sông, đây sẽ là sự đe dọa rất lớn đối với đối phương. Bởi vậy người xưa mới có câu: ”Nhất Tốt độ hà, bán xa chi lực“, nghĩa là một quân Tốt qua sông sẽ có sức mạnh bằng nửa con Xe.
Cách di chuyển của quân Tốt trên bàn cờ Tướng
Các quân Tốt trong bàn cờ Tướng được sắp xếp cách đều nhau. Điều này giúp việc xuất quân cờ Tướng hay hơn và đi quân trở nên thông thoáng hơn. Với vị trí này, các quân ở hàng dưới sẽ không bị chặn đường. Những hàng dọc trống giữa hai con Tốt giúp quân chủ lực tấn công dễ dàng hơn. Ở trong cờ vua lẫn cờ Tướng, quân Tốt đều chỉ có thể di chuyển 1 ô. Một điểm đặc biệt là trong cờ Tướng, Tốt đi đến hàng cuối sẽ không được phong Xe/Hậu. Vì vậy, cần đặc biệt cẩn trọng trong việc đi lùi, Tốt đi đến cuối bàn cờ sẽ gọi là Tốt lụt.
Thế cờ dùng chốt con Tốt cờ Tướng trong thế nhất chốt lụy song Xe
Trong một số thế cờ đặc biệt, chỉ với một quân Tốt, người chơi có thể thắng cả hai Xe. Sức mạnh của Tốt quả thật “không phải dạng vừa” như chúng ta vẫn nghĩ.
>>>> Cùng tham khảo thế cờ dùng chốt 1 Tốt thắng 2 Xe ngay dưới đây:
Nhất Phát Thiên Quân
Có bao giờ bạn nghĩ chỉ với 1 con Tốt, bạn có thể đánh hòa đối phương còn đủ 16 quân cờ? Chỉ cần biết tận dụng sức mạnh của Tốt, nó sẽ giúp bạn lật ngược tình thế một cách ngoạn mục.
>>>>> Cùng xem ván cờ 1 chốt có thể đánh hòa đối phương còn 16 quân ngay dưới đây:
Chia sẻ về ý nghĩa các quân cờ Tướng
Dưới đây là ý nghĩa quân cờ Tướng hay nhất trên bàn cờ mà người chơi cần biết:
- Tướng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của trận chiến và được bảo vệ chặt chẽ trong Cung cấm.
- Sĩ đóng vai trò hộ giá và luôn đứng sát hai bên của vị thủ lĩnh.
- Tượng là một cặp vệ sĩ khác của Tướng nhưng mạnh hơn Sĩ. Khả năng phòng thủ của Tượng cũng khá tốt và có khả năng tấn công kẻ địch từ xa.
- Xe được xem là quân thần trung thành, một mãnh tướng xung phong ngoài trận mạc. Nó là quân cờ công thủ toàn diện nhất trong cờ Tướng. Người chơi sẽ giảm phần lớn sức mạnh khi đánh mất quân này.
- Quân Pháo có quyền lực mạnh ở đầu trận chiến lúc bàn cờ còn nhiều quân. Tuy nhiên, nó bị yếu dần về sau khi số quân làm ngòi giảm bớt.
- Mã là quân cờ có nước đi khá độc đáo với lối di chuyển chéo. Trái ngược với Pháo, trong cách xuất quân cờ Tướng hay, Mã rất ít khi được sử dụng. Tuy nhiên khi cờ tàn, nó lại mang sức mạnh vô cùng nguy hiểm.
- Tốt là lực lượng đông đảo nhất trên bàn cờ và có sức mạnh bằng nửa quân Xe khi sang sông. Ngoài ra, Tốt có vai trò góp phần lớn vào việc uy hiếp Tướng địch.
Quân tốt trong cờ tướng có sức mạnh như thế nào? Cùng Tj77 tìm hiểu sâu hơn về quân tốt nhé!
Để trở thành một cao nhân trong làng cờ Tướng không phải là một điều dễ dàng. Người chơi cần nắm hết kiến thức, sử dụng thuần thục cách xuất quân cờ Tướng hay. Đặc biệt, cần luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về tên các quân cờ Tướng cho người chơi. Chúc các bạn có những giây phút chơi cờ thoải mái nhất!
Chơi game nhà cái TJ77 nước ngoài đổi tiền thưởng uy tín nhất Việt Nam hiện nay
Trở ra trang chủ nhà cái TJ77.NET